Bối cảnh lịch sử – Phương hướng nhiệm vụ đối với công tác thuế- Nội dung, tác dụng chủ yếu đối với từng thứ thuế
- Kết quả về kinh tế và thu các loại
- Tổ chức chỉ đạo, quản lý, thu thuế
Bối cảnh lịch sử – Phương hướng nhiệm vụ đối với công tác thuế
Sau chiến thắng Điện biên phủ, Hiệp định Geneve năm 1954 đã kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân xâm lược Pháp. Nhưng đất nước ta còn bị chia cắt: Miền Bắc được giải phóng vẫn mang hậu quả nặng nề của chiến tranh tàn phá; miền Nam còn phải sống dưới ách đô hộ tàn bạo của đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Nhân dân ta bước vào thời kỳ phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Thuận lợi cơ bản đối với chúng ta lúc này là hoà bình, nhân dân ta đoàn kết, yêu nước, tin tưởng ở Đảng, Bác Hồ và Nhà nước CM, hăng hái thực hiện những chủ trương, chính sách mới của Chính Phủ. Đồng thời có phe XHCN tận tình giúp đỡ chúng ta. Song hoàn cảnh chiến tranh đã từng gây cho ta rất nhiều khó khăn mà bao trùm là nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nạn đói kéo dài đe doạ đời sống của nhân dân miền Bắc. Ngoài ra việc chuyển hướng quản lý kinh tế của vùng tự do cũ, chủ yếu dựa vào nông thôn sang một nền kinh tế bao gồm cả nông thôn và thành thị, với vùng mới giải phóng còn nặng nề tàn tích của Chủ nghĩa đế quốc, thực dân, chưa có sự thống nhất về giá cả, tiền tệ và có nhiều việc còn rất mới mẻ, phức tạp.
Đi đôi với chủ trương khôi phục kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chủ trương củng cố nền tài chính quốc gia, vạch rõ những nhiệm vụ tài chính thích hợp với những điều kiện kinh tế- xã hội và yêu cầu khôi phục kinh tế trong lúc này là:
-Tăng thu đúng chính sách, chế độ; triệt để khai thác các nguồn thu trong nước, động viên đúng mức khả năng đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Thuế vẫn là nguồn thu quan trọng nhất, đặc biệt là thuế CTN; hạ dần mức động viên đối với thuế nông nghiệp. Tăng cường các khoản thu từ xí nghiệp quốc doanh, sử dụng hợp lý các khoản viện trợ, tăng dần tỷ lệ thu trong nước.
-Giảm chi tiêu hành chính đi đôi với chống lãng phí, tham ô. Dành phần lớn chi tiêu để khôi phục và phát triển kinh tế.
-Bảo đảm thăng bằng thu chi NSNN, đi đôi với thăng bằng thu chi tiền mặt, góp phần bình ổn vật giá, thị trường, cải thiện đời sống nhân dân; chú ý đời sống bộ đội, cán bộ công nhân viên chức.
-Xây dựng chính sách, chế độ tài chính, chú ý nghiên cứu, sửa đổi những điểm chưa hợp lý và bổ sung một số điểm cần thiét trong chính sách thuế, nghiên cứu xây dựng chế độ quản lý XNQD, sửa đổi chế độ lương của CB viên chức và bộ đội.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu trong tình hình chưa có chính sách, chế độ tài chính thống nhất giữa vùng tự do và vùng mới giải phóng. Nhà nước đã thi hành một số biện pháp chuyển tiếp từ chiến tranh sang hoà bình như:
- Bãi bỏ một số thứ thuế nô dịch và bất công trong vùng tạm chiếm cũ như: Thuế thân, thuế gái điếm, thuế sòng bạc… trái với chế độ xã hội của ta
– Tạm thời vận dụng một số chính sách thuế, để từng bước khắc phục tình trạng quá chênh lệch và thực hiện nghĩa vụ đóng góp giữa 2 vùng.
+ ở vùng nông thôn mới giải phóng: Vận dụng thuế nông nghiệp, thực hiện ở vùng tự do và giảm 50% số thuế. Thuế nông nghiệp vẫn tiếp tục được thu bằng thóc để đảm bảo nhu cầu lương thực, góp phần vào quản lý thị trường, ổn định giá cả.
+ ở các thành thị mới giải phóng: Vận dụng các loại thuế CTN theo thể lệ của chế độ cũ. Đồng thời tiến hành việc thu đổi tiền Đông Dương, phát hành tiền Ngân hàng của ta vào vùng mới giải phóng.
Qua đó, xoá bỏ một bước sự khác nhau về chế độ đóng góp giữa 2 vùng, thống nhất giá cả, tiền tệ, ổn định thị trường, đời sống và tăng thu cho NSNN. Đồng thời với việc áp dụng những biện pháp tạm thời trên đây, Bộ Tài chính đã tiến hành nghiên cứu “chính sách thuế thành thị” là công cụ có hiệu lực của Nhà nước, phục vụ kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế (1955-1957) với các nhiệm vụ chủ yếu sau:
– Bảm đảm yêu cầu tăng cường tích luỹ vốn để kiến thiết quốc gia, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN.
– Tích cực thu hồi tiền mặt, góp phần củng cố giá trị tiền tệ, ổn định vật giá;
– Hướng dẫn hoạt động SXKD có lợi cho quốc kế dân sinh, góp phần bảo hộ và phát triển kinh tế quốc doanh.
– Góp phần thúc đẩy việc khôi phục và phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho công cuộc cải tạo nền kinh tế theo hướng sử dụng, hạn chế và cải tạo CTN tư bản tư doanh bằng hình thức thích hợp (công tư hợp doanh, đại lý, kinh tiêu) hợp tác hoá người SX nhỏ, sắp xếp và chuyển tiểu thương sang lao động SX
– Điều tiết lợi nhuận CTN tư bản tư doanh, điều hoà thu nhập của các tầng lớp dân cư.
Chính sách thuế mới được áp dụng thống nhất với mọi cơ sở SXKD thuộc mọi thành phần kinh tế trên nguyên tắc: thuế đối với quốc doanh nhẹ hơn tư nhân; động viên đối với SX nhẹ hơn buôn bán; ngành nghề, mặt hàng cần thiết nhẹ hơn ngành nghề, mặt hàng không cần thiết, xa xỉ, cao cấp; biện pháp thu đơn giản, bảo đảm tính công bằng, hợp lý…
Từ cuối năm 1954, Nhà nước đã công bố hệ thống thuế mới hoàn chỉnh và lần lượt ban hành áp dụng thống nhất trên toàn miền Bắc. Hệ thống thuế mới gồm có thuế nông nghiệp thu bằng hiện vật và 12 thứ thuế thu bằng tiền là:
- Thuế doanh nghiệp
- Thuế lợi tức doanh nghiệp
- Thuế buôn chuyến
- Thuế hàng hoá
- Thuế sát sinh
- Thuế kinh doanh nghệ thuật
- Thuế thổ trạch
- Thuế môn bài
- Thuế trước bạ
- Thuế muối
- Thuế rượu
- Thuế xuất khẩu – Thuế nhập khẩu.
Để lại một phản hồi