- Ở miền Bắc – Kết quả thu các loại
- Ở miền Bắc – Nội dung và tác dụng chủ yếu của từng loại thuế
- Ở miền Bắc – Tình hình nhiệm vụ mới
- Ở miền Bắc – Tổ chức chỉ đạo, quản lý, thu thuế
- Ở miền Nam – Các phương thức động viên tài chính của cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam
- Ở miền Nam – Khái quát về tình hình viện trợ và thuế dưới chính quyền Mỹ ngụy
Ở miền Bắc – Kết quả thu các loại
Yêu cầu rất to lớn và khẩn trương của nền tài chính quốc gia trong thời kỳ cả nước có chiến tranh (1966-1975) với những nhiệm vụ đặc biệt là vừa tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chiến đấu chống xâm lược, đòi hỏi số thu tăng lên gấp bội. So với thời gian 1961-1965, số thu trong nước chỉ tăng chút ít trong thời gian chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968); sau đó, nhờ kết quả khôi phục và phát triển kinh tế, thu trong nước tăng lên 1,6 lần so với những năm 1961-1965. Đặc biệt tăng nhanh là nguồn thu từ ngoài nước: số tiền viện trợ và vay nợ bình quân năm từ 1961-1965 là 29% tổng thu ngân sách nhà nước; 1966-1970 là 60,6% và 1971-1975 là 60,3%. Tổng hợp chung, so với 1961-1965, tổng thu ngân sách 1966-1970 gấp 2 lần; 1971-1975 gấp 2,7 lần. (Lịch sử Tài chính Việt Nam – tập I – trang 228 và 229).
Nhìn chung, trong thời kỳ 1966-1975, tài chính đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng và Chính phủ, cố gắng tăng nguồn thu để bảo đảm nhu cầu chi to lớn, khẩn trương trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phức tạp của sự nghiệp chống ngoại xâm đi đối với xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nên đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cả nước.
Để lại một phản hồi