HÀNH TRÌNH “VỀ NGUỒN” CHÀO MỪNG 48 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 – 30/4/2023)

Nhân dịp Chào mừng 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023), BCH Đoàn cơ sở chi cục Thuế Quận Bình Thạnh phối hợp với BCH Đoàn khối cơ quan Đảng – Đoàn thể đã tổ chức hành trình “Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố tôi yêu” tại Dinh Độc Lập và các căn cứ hoạt động của Biệt động Sài Gòn.

Buổi Sinh hoạt chủ điểm nhằm nâng cao nhận thức, bồi đắp lý tưởng niềm tự hào cho cán bộ Đoàn, đoàn viên về truyền thống lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Điểm đến đầu tiên là Dinh Độc Lập: Còn được biết đến với nhiều cái tên như: Dinh Thống Nhất, Dinh Toàn Quyền, Dinh Thống Đốc, Hội trường Thống Nhất, Dinh Norodom

Trong buổi sáng tham quan, các bạn đoàn viên thanh niên đã được giới thiệu về quá trình xây dựng, các kiến trúc đặc biệt của Dinh Độc lập, đặc biệt là khoảnh khắc lịch sử diễn ra vào 11h30 ngày 30/4/1975 khi lá cờ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc dinh, đánh dấu thời khắc khép lại cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam, giành độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc ta.

Khám Phá Hầm Vũ khí Bí mật (287/2 Võ Văn Tần, Quận 3)

Đúng như tên gọi, đây là căn hầm bí mật để vũ khí tấn công Dinh Độc Lập vào Tết Mậu Thân 1968. Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP.HCM) từng chứa hơn 2 tấn vũ khí các lọa để các chiến sĩ biệt động Sài Gòn sử dụng tấn công vào Dinh Độc Lập ngày mùng 1 tết Mậu Thân năm 1968.

Bảo Tàng Biệt Động (145 Trần Quang Khải, Quận 1) Bảo tàng Biệt động Sài Gòn nằm ở tầng 2 của một căn nhà xây dựng năm 1963, tại địa chỉ 145 Trần Quang Khải, Q1. Ngôi nhà ban đầu là cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn dưới sự quản lý của Ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai), bước vào tòa nhà các bạn thanh niên cực kì ấn tượng lối kiến trúc ấn tượng cũng như lần đầu tiên được trải nghiệm đi thang máy cổ xưa tự thao tác để mở cửa..Những kỉ vật được trưng bày trong bảo tàng vừa quen vừa lạ như chiếc xe đạp của “Cô Ba Biệt động”-nữ giao liên Nguyễn Ngọc Huệ tặng lại cho bảo tàng, hay chiếc máy đánh chữ, quyển sổ tiết kiệm được lưu giữ cẩn thận.

Chuyến hành trình tham quan thực tế đã giúp các bạn Đoàn viên nâng cao hiểu biết và nhận thức về truyền thống cách mạng, tinh thần bất khuất, kiên cường của các chiến sĩ cộng sản trong đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Đồng thời công tác tổ chức diễn ra đảm bảo chu đáo, an toàn và tiết kiệm đã tạo điều kiện cho đoàn viên 2 đơn vị giao lưu, gắn kết trong công tác tại địa phương.